
Bản đồ Nền địa hình
1.Giao Thông
Giao thông đường bộ
Tổng chiều dài mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh Tiền Giang là 4.633,89 km, mật độ đường đạt 1,87 km/km2, bao gồm: Quốc lộ (4 tuyến - QL 1, 50, 60,30): 138,5 km chiếm 2,99%; Đường tỉnh (28 tuyến): 389,25 km chiếm 8,4%; Đường huyện (133 tuyến): 740,49 km chiếm 15,98%; Đường liên xã (25 tuyến): 144,85 km chiếm 3,13%; Đường nội thị (175 tuyến): 110,99 km chiếm 2,4%; Đường giao thông nông thôn: 3.109,77 km chiếm 67,1%. Trong đó: Đường nhựa: 835,49 km, chiếm 18,03%, Đường cấp phối: 1.788,68 km, chiếm 38,60%, Đường Dal: 1.142,72 km, chiếm 24,66%, Đường đất 867 km, chiếm 18,71%.
Tuy mật độ giao thông khá cao nhưng chất lượng hệ thống giao thông còn hạn chế, tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa còn thấp (chiếm 18,03%), đường dal, bê tông (24,66%) còn lại chủ yếu là đường đá cấp phối (38.6%) và đường đất (18,71%), tải trọng thấp ảnh hưởng lớn đến các hoạt động giao lưu, vận chuyển hàng hoá, đi lại, giá cả sản phẩm và các hoạt động kinh tế- xã hội có liên quan, cụ thể:
- Hệ thống quốc lộ: Gồm: quốc lộ 1, 30, 50, 60, đã được nâng cấp, mở rộng và nhựa hóa.
- Hệ thống đường tỉnh: Đã được quan tâm đầu tư nhưng do nguồn lực còn hạn chế tốc độ nhựa hóa còn chậm, trong 10 năm 2001 - 2010 mới nâng cấp trải nhựa được 209 km/389,25 km, khôi phục trải đá cấp phối 177/389,25 km đường tỉnh; xây dựng mới và nâng cấp được 56/2.103 md cầu các loại.
- Hệ thống đường huyện và đường liên xã: Tăng 184 km so năm 2000, đã đầu tư 103 km đường nhựa và dal (chiếm 12,5%), 543 km đường cấp phối và còn 177 km đường đất. Hầu hết cầu trên hệ thống đường huyện có tải trọng thấp, chỉ đảm bảo lưu thông cho phương tiện vận tải nhỏ như: Xe hai bánh, xe cơ giới nhỏ hoặc máy nông nghiệp.
- Hệ thống đường nội thị, nội thành: Mới trải nhựa 93,45 km/110,99 km còn lại là đường đá cấp phối và đá dăm, cần được quan tâm đầu tư theo yêu cầu xây dựng đô thị văn minh, sạch đẹp và bảo vệ môi trường.
- Hệ thống đường nông thôn: Mạng lưới đường nông thôn có 3.109 km chỉ có 202,4 km là đường nhựa, 1.082 km đường đá, 1.087 km là đường đá đỏ và 737 km là đường nhựa, 1.082 km là đường đá đỏ và 737 km là đường đất, chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa và đi lại thuận lợi cho người dân, đặc biệt vùng sâu, vùng xa.
Giao thông đường thủy
Tổng chiều dài của các tuyến sông kênh chính là 1023 km, bao gồm: Sông, kênh do TW quản lý: 7 tuyến/214 km; tỉnh quản lý: 30 tuyến/425 km; huyện quản lý: 53 tuyến/214 km. Ngoài ra, còn có hàng trăm km kênh rạch có khả năng lưu thông cho ghe thuyền gắn máy dưới 20 tấn do huyện, xã, quản lý.
Nhìn chung mật độ giao thông thủy trên địa bàn tỉnh khá cao, góp phần hỗ trợ đắc lực cho giao thông bộ và các vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng nhiều đến việc tăng chi phí đầu tư phát triển hệ thống cầu đường bộ.
Hiện trạng bến xe, bến tàu
- Các bến xe khách: Toàn tỉnh có 26 bến, diện tích là 64.502 m2, gồm: bến xe tỉnh, các bến xe huyện và các bến phụ, lẻ.
- Bến, bãi đỗ xe tải có 18 bến, bãi đổ xe tải, diện tích là 46.900 m2
- Bến tàu đò khách, toàn tỉnh có 75 bến đò, trong đó có 1 bến đò hàng hóa, 2 bến đò du lịch, phân bố đều khắp các địa phương trong tỉnh.
- Các bến phà, có 8 bến phà gồm: Phà Mỹ Lợi, phà Rạch Miễu (hiện không còn hoạt động), phà Tân Long, phà Bình Ninh, phà Rạch Vách, phà Vàm Giồng, phà Tân Phong và phà Ngũ Hiệp.
- Bến cảng: Cảng Mỹ Tho, công suất thiết kế là 300.000 tấn/năm, tàu có khả năng cập bến là 3.000 tấn.
2.Thủy hệ
Tiền Giang là một trong các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống công trình thủy lợi được xây dựng khá hoàn chỉnh theo quy hoạch, với 7 dự án thủy lợi là: Dự án thủy lợi Cái Bè, dự án thủy lợi Tây Cai Lậy, dự án thủy lợi Đông Cai Lậy, dự án thủy lợi Bắc Đông, dự án thủy lợi Bảo Định, dự án ngọt hóa Gò Công và dự án đê biển Gò Công. Trên cơ sở các dự án trên, hàng trăm km kênh trục, kênh cấp 2 được nạo vét, 5 trục thoát lũ qua Quốc lộ 1 được khai thông, cùng với hàng chục cống ngăn mặn, tiêu úng và các trạm bơm điện được xây dựng...hệ thống thuỷ lợi đã góp phần tích cực trong việc tăng vụ, tăng sản lượng, khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng và góp phần phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ, phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân. Sau trận lũ lịch sử năm 2000, việc phân chia vùng quy hoạch thủy lợi của tỉnh đã được điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới, theo đó toàn tỉnh được chia ra 4 vùng như sau:
- Vùng kiểm soát lũ: Gộp chung các vùng dự án thủy lợi Bắc Đông, Cái Bè, Tây Cai Lậy, Đông Cai Lậy trước đây và phần phía Tây QL 60 - QL 1 của dự án Bảo Định thành vùng quy hoạch lũ với diện tích tự nhiên 139.230,23 ha (58,83% DTTN toàn tỉnh). Vùng chỉ có 4.956 ha có khả năng chủ động kiểm soát lũ triệt để trên tổng số 62.345 ha vườn cây ăn trái.
- Vùng Bảo Định: Phần phía Đông QL1A-QL60 đến kênh Chợ Gạo - kênh Kỳ Hôn. Vùng ngăn được mặn xâm nhập qua rạch Bảo Định và rạch Gò Cát cho phần diện tích trên 25.000 ha thuộc dự án ở cả tỉnh Long An và Tiền Giang, cơ bản điều chỉnh được mức nước, giảm diện tích canh tác bị hạn vào đầu và giữa vụ Hè Thu cho khu vực xa công trình đầu mối. Việc quản lý quy hoạch thủy lợi tại các khu đô thị, khu dân cư vẫn chưa được chặt chẽ. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt, lấn chiếm lòng kinh, rạch làm giảm khả năng thoát nước gây ngập, úng vẫn tiếp diễn khi có mưa lớn xảy ra.
- Vùng ngọt hóa Gò Công: Phía Đông kênh Kỳ Hôn- kênh Chợ Gạo đến biển Đông (như cũ). Vùng đã ngăn được mặn xâm nhập từ biển Đông, sông Vàm Cỏ và sông Cửa Tiểu; tăng lượng nước sinh hoạt, đặc biệt vào lúc ngoài sông nước bị nhiễm mặn; cấp đủ nước tưới cho 28.800 ha (trên tổng diện tích canh tác 37.400 ha) của vùng 1 và vùng 2; chủ động ngăn ngập do triều cường và tiêu úng kịp thời khi có yêu cầu, đặc biệt vào tháng 9, 10. Tồn tại, còn hạn vào cuối vụ 3 và đầu vụ Hè Thu tại khu xa công trình đầu mối ở vùng 3; nguồn nước trong kênh, rạch vẫn bị ô nhiễm vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa nhất là tại các khu thị trấn; chưa có một quy trình vận hành nhằm điều tiết mực nước, lưu lượng nước tưới, tiêu một cách hợp lý, khoa học.
- Các cù lao: Trên sông Tiền, sông Cửa Tiểu. Nhìn chung hiệu quả của các công trình đã xây dựng chưa thể hiện rõ vì chỉ mới tập trung xây dựng một phần những công trình khu vực gần biển. Kênh dẫn nước tưới chính theo ven đê, hiện đã cạn dần nên thời gian có nước ngọt để lấy ngắn và khả năng tải lưu lượng kém. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng khi không có mưa, nước ngoài sông nhiễm mặn, đặc biệt vào thời đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 Dương lịch.
3.Hành chính
Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện và 173 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 7 thị trấn, 22 phường và 144 xã. Trong đó, thành phố Mỹ Tho (đô thị loại 2), là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm, là hội điểm giao lưu văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc.
- Thành phố Mỹ Tho có 11 phường và 6 xã: Phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường 9, phường 10, phường Tân Long, xã Đạo Thạnh, xã Mỹ Phong, xã Phước Thạnh, xã Tân Mỹ Chánh, xã Thới Sơn, xã Trung An.
- Thị xã Cai Lậy có 6 phường và 10 xã: Phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường Nhị Mỹ, xã Long Khánh, xã Mỹ Hạnh Đông, xã Mỹ Hạnh Trung, xã Mỹ Phước Tây, xã Nhị Quý, xã Phú Quý, xã Tân Bình, xã Tân Hội, xã Tân Phú, xã Thanh Hòa.
- Thị xã Gò Công có 5 phường và 7 xã: Phường 1,phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, xã Bình Đông, xã Bình Xuân, xã Long Chánh, xã Long Hòa, xã Long Hưng, xã Long Thuận, xã Tân Trung.
- Huyện Cái Bè có 1 thị trấn và 24 xã: Thị trấn Cái Bè, xã An Cư, xã An Hữu, xã An Thái Đông, xã An Thái Trung, xã Đông Hòa Hiệp, xã Hậu Mỹ Bắc A, xã Hậu Mỹ Bắc B, xã Hậu Mỹ Phú, xã Hậu Mỹ Trinh, xã Hậu Thành, xã Hòa Hưng, xã Hòa Khánh, xã Mỹ Đức Đông, xã Mỹ Đức Tây, xã Mỹ Hội, xã Mỹ Lợi A, xã Mỹ Lợi B, xã Mỹ Lương, xã Mỹ Tân, xã Mỹ Trung, xã Tân Hưng, xã Tân Thanh, xã Thiện Trí, xã Thiện Trung.
- Huyện Cai Lậy có 16 xã: xã Bình Phú, xã Cẩm Sơn, xã Hiệp Đức, xã Hội Xuân, xã Long Tiên, xã Long Trung, xã Mỹ Long, xã Mỹ Thành Bắc, xã Mỹ Thành Nam, xã Ngũ Hiệp, xã Phú An, xã Phú Cường, xã Phú Nhuận, xã Tam Bình, xã Tân Phong, xã Thạnh Lộc.
- Huyện Châu Thành có 1 thị trấn và 22 xã: Thị trấn Tân Hiệp, xã Bàn Long, xã Bình Đức, xã Bình Trưng, xã Điềm Hy, xã Đông Hòa, xã Dưỡng Điềm, xã Kim Sơn, xã Nhị Bình, xã Hữu Đạo, xã Long An, xã Long Định, xã Long Hưng, xã Phú Phong, xã Song Thuận, xã Tam Hiệp, xã Tân Hội Đông, xã Tân Hương, xã Tân Lý Đông, xã Tân Lý Tây, xã Thân Cửu Nghĩa, xã Thạnh Phú, xã Vĩnh Kim.
- Huyện Chợ Gạo có 1 thị trấn và 18 xã: Thị trấn Chợ Gạo, xã An Thạnh Thủy, xã Bình Ninh, xã Bình Phan, xã Bình Phục Nhứt, xã Đăng Hưng Phước, xã Hòa Định, xã Hòa Tịnh, xã Long Bình Điền, xã Lương Hòa Lạc, xã Mỹ Tịnh An, xã Phú Kiết, xã Quơn Long, xã Song Bình, xã Tân Bình Thạnh, xã Tân Thuận Bình, xã Thanh Bình, xã Trung Hòa, xã Xuân Đông.
- Huyện Gò Công Đông có 2 thị trấn và 11 xã: Thị trấn Tân Hòa, thị trấn Vàm Láng, xã Bình Ân, xã Bình Nghị, xã Gia Thuận, xã Kiểng Phước, xã Phước Trung, xã Tân Điền, xã Tân Đông, xã Tân Phước, xã Tân Tây, xã Tân Thành, xã Tăng Hòa.
- Huyện Gò Công Tây có 1 thị trấn và 12 xã: Thị trấn Vĩnh Bình, xã Bình Nhì, xã Bình Phú, xã Bình Tân, xã Đồng Sơn, xã Đồng Thạnh, xã Long Bình, xã Long Vĩnh, xa Thành Công, xã Thạnh Nhựt, xã Thạnh Trị, xã Vĩnh Hựu, xã Yên Luông.
- Huyện Tân Phú Đông có 6 xã: Xã Phú Đông, xã Phú Tân, xã Phú Thạnh, xã Tân Phú, xã Tân Thạnh, xã Tân Thới.
- Huyện Tân Phước có 1 thị trấn và 12 xã: Thị trấn Mỹ Phước, xã Hưng Thạnh, xã Mỹ Phước, xã Phú Mỹ, xã Phước Lập, xã Tân Hòa Đông, xã Tân Hòa Tây, xã Tân Hòa Thành, xã Tân Lập 1, xã Tân Lập 2, xã Thạnh Hòa, xã Thạnh Mỹ, xã Thạnh Tân.
Nguồn: Báo cáo “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu của tỉnh Tiền Giang”